Hướng dẫn sử dụng nhung hươu

Trước khi sử dụng đề ngị quý khách cạo sạch lông nhung hươu, có thể dùng dao hoặc bằng lưỡi lam để cạo

+ Nhung hươu ngâm rượu:

Rượu nhung hươu: Nhung hươu thái lát 20g, cho vào 500ml rượu trắng ngon (40-45 độ cồn) ngâm trong 14 ngày sau là sử dụng được.

Mỗi lần uống 1 thìa cà phê, ngày uống 1-2 lần. Khi uống hết rượu còn nhung hươu trong bình ngâm rượu này có thể lấy ra tiếp tục hầm để uống.

– Rượu nhung hươu sơn dược (dùng cho người già hay đái đêm hay chữa liệt dương): Nhung hươu 30g, bỏ lông thái lát, sơn dược 30g, cho cả 2 dược liệu này vào túi lụa buộc lại cho vào bình rượu độ 500-1.000ml, ngâm trong 7 ngày có thể lấy ra uống.

Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa, chừng 30ml.

– Rượu nhung hươu, trùng thảo (dùng để bồi bổ cho những người bị lưng đau, mỏi gối, sợ lạnh, liệt dương… do thận dương hư suy, tinh huyết khuyết tổn gây nên): Nhung hươu 20g, đông trùng hạ thảo 90g, rượu cao lương 1.500ml. Thái nhỏ các vị thuốc, sau đó cho vào bình rượu ngâm trong 10 ngày là được.

Mỗi ngày uống từ 20-30ml

+ Nhung hươu nấu cháo:

-Nấu cháo gần chín cho khoảng 10g nhung hươu tươi đã cắt thành miếng vào cho tớ khi nhung chín nhừ thì mới ăn – Nấu cháo gần chín cho khoảng 5 – 10g nhung hươu khô miếng vào cho tới khi nhung chín nhừ thì mới ăn

+ Nhung hươu ngâm mật ong:

Nhung hươu tươi được cắt miếng nhỏ bằng ngón tay sau đó ngâm với mật ong ngon và mới

với tỉ lệ 100gr nhung hươu ngâm với 250ml mật ong

+ Bột nhung hươu: ( Đối với nhung hươu khô)

– Nhung hươu tán thành bột cất sử dụng dần. Ngày dùng từ 1-3g, chia làm 3 lần uống với nước ấm.

– Trứng gà bột nhung hươu Phương này thích hợp sử dụng để bồi bổ cho những người bị chứng huyết áp thấp, hay ở người thể chất hư nhược, gầy gò, sợ lạnh, chân tay lạnh, liệt dương, đái đêm): Bột nhung hươu từ 0,5-1g, trứng gà 1 quả, cho bột nhung hươu vào trong trứng gà rồi hấp chín. Hằng ngày vào buổi sáng sớm vào lúc bụng đang đói.

Cần ăn liên tục từ 15-20 ngày. Ngày nay ngoài việc sử dụng nhung hươu theo phương thức truyền thống của y học cổ truyền , nền kỹ nghệ đương đại đã dày công nghiên cứu tính trị liệu phong phú từ các phẩm vật của hươu, sản xuất ra nhiều chế phẩm dưới dạng bào chế hiện đại nhằm đem lại tiện ích tối ưu cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm : Công dụng của Nhung hươuTác dụng tuyệt vời của nhung hươu tươi đối với sức khỏe

Nguồn: Sưu Tầm

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

SÂM YẾN THIÊN LỘC

Công ty TNHH MTV TM Xuất Nhập Khẩu Địa Thiên Lộc

Showroom: 913 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.39852815
HOTLINE: 0976.93.97.95

Tác dụng tuyệt vời của nhung hươu đối với sức khỏe

Xa xưa, y học cổ truyền đã biết nhung hươu có tác dụng gì trong việc nâng cao sức khỏe, tuy nhiên việc nghiên cứu cũng gặp không ít giới hạn. Ngày nay, nền y học vẫn tiếp tục tìm hiểu dược tính của nhung hươu nhằm phát hiện thêm nhiều tác dụng chữa bệnh mới từ loại thực phẩm quý này.

Tìm hiểu nhung hươu có tác dụng gì?

Nhung hươu (hay còn gọi là nhung hươu nai} là sừng của hươu đực hay nai đực. Mỗi năng, vào cuối mùa hạ, sừng hươu, nai rụng đi, mùa xuân năm sau mọc lại sừng mới. Sừng mới mọc rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông, sờ vào êm như nhung nên gọi là nhung hươu nai, bên trong chứa nhiều mạch máu. Nhung có thể chưa phân nhánh hoặc có nhánh, còn gọi là nhung yên ngựa (nhung mới bắt đầu phân nhánh, còn ngắn, bên dài bên ngắn).

Huyết nhung và nhung yên ngựa là phần quý nhất. Nhung hươu tươi cắt xong cần chế biến ngay, để lâu sẽ thối rữa. Người ta đã phân tích được thành phần hóa học của nhung hươu nai, gồm canxi cacbonat, canxi phosphas, chất keo, protid, kích tố (testosteron, pentocrin…), acid amin (hơn 17 loại).
Theo Tây y, nhung hươu giúp tăng sức mạnh cơ bắp, làm tinh thần sảng khoái, vết thương mau lành, ăn ngủ tốt, lợi niệu và tăng nhu động dạ dày – ruột, chuyển hóa tốt protid và glucid… Tuy nhiên, nếu sử dụng nhung hươu với liều mạnh có thể gây hạ huyết áp, làm tim co bóp mạnh, đập nhanh, giật cơ, co giật hay đông huyết.

Đối với y học cổ truyền Việt Nam, nhung hưou có tác dụng sinh tinh, bổ tủy, ích huyết; chữa các chứng hư tổn cơ thể, di tinh, liệt dương, vô sinh, bệnh lậu, giúp khỏe gân xương, tăng tuổi thọ… Từ xa xưa, các thầy thuốc Đông y Trung Quốc và Nhật đã dùng nhung như vị thuốc bổ, giúp cơ thể lâu già, chống co giật, chữa ung bướu, thấp khớp.
Nhung hươu nai tuy có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng được. Những người không được sử dụng nhung hưou là: người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu nhưng nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường, viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm.

Giới thiệu một số bài thuốc hay có nhung hươu:

Chữa liệt dương, xuất tinh sớm, tiểu lắt nhắt, thai khó đậu, tứ chi lạnh, thắt lưng đau, gối mỏi: Nhung hươu 40 g (thái mỏng, giã nát), hoài sơn 40 g (giã nát). Cho vào túi vải, ngâm với 1 lít rượu trong 7 ngày, uống 10-20 ml/ngày. Khi hết rượu lấy bã tán mịn, vò viên uống.

Chữa tinh huyết khô kiệt, tai điếc, miệng khát, đau lưng, tiểu như nước vo gạo: Nhung hươu 40 g, đương qui 40 g, cả 2 sao khô, tán bột. Lấy thịt ô mai nấu thành cao trộn với bột trên, vo viên bằng hạt bắp, người lớn uống 50 viên/ngày, chia thành 2-3 lần, uống với nước cơm còn ấm.
Chữa trẻ em chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng: Bột nhung 0,5 g x 2 lần/ngày.


Giúp kéo dài tuổi thọ (dùng thường xuyên và đúng chỉ định): Bột nhung 0,3-1 g x 2-3 lần/ngày.
Chú ý: Để biết chắc nhung hươu là hàng thật, hãy chú ý vào mặt cắt. Mặt cắt nhung hươu đạt tiêu chuẩn là thật sạch, trắng, có lỗ nhỏ như tổ ong, rìa ngoài không có chất xương, mùi tanh, vị mặn.

Vừa rồi là các tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ nhung hươu cùng với một số bài thuốc và cách nhận biết nhung hươu thật trên thị trường. Mong rằng những thông tin trên bổ ích cho bạn đọc và cám ơn bạn đã theo dõi bài viết này.

Nguồn: Sưu Tầm

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

SÂM YẾN THIÊN LỘC

Công ty TNHH MTV TM Xuất Nhập Khẩu Địa Thiên Lộc

Showroom: 913 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.39852815
HOTLINE: 0976.93.97.95

 

Công dụng của Nhung Hươu

Nhung Hươu là một trong bốn thượng dược (Nhung, Sâm, Quế, Phụ) có tác dụng bồi bổ sức khỏe, phòng và chữa bệnh hàng đầu cho con người. Nhung Hươu có tác dụng tăng cường sức mạnh, nâng cao thể lực. giúp ăn ngủ tốt, chống suy nhược cơ thể, tác dụng tích cực đến quá trình trao đổi chất, điều dưỡng khí huyêt. Dùng chữa bệnh, tẩm bổ và ngăn ngừa sự lão hóa, giúp trẻ lâu…

1.Nhung hươu là gì.

Nhung hươu là một trong 4 vị thuốc đại bổ mà đông y, tây y… thường sử dụng để bồi bổ sức khỏe con người. Nhung hươu là phần sừng non của con hươu đực, chú ý chỉ có hươu đực mới cho nhung hươu, nhung hươu chia làm nhiều loại nhưng được ưa chuộng nhất vẫn là nhung hươu sao hương sơn, loại nhung non tốt nhất có giá trị dinh dưỡng cao nhất là nhung hươu yên ngựa, loại này có độ dài từ 18cm đổ lại, độ tuổi là 40 ngày tuổi nhung hươu chỉ phân nhánh lần 1 và nhìn khá giống yên ngựa nên còn gọi là nhung hươu yên ngựa. Nhung hươu thường nở rộ vào mùa xuân tuy nhiên là các mùa trong năm vẫn lác đác có nhung hươu do cơ địa từng con hươu khác nhau , ngày đổ nhung cũng khác nhau.

 

2.Những điều cần biết về nhung hươu

A. Bào chế:

Dùng dây trói hươu, treo cao khỏi mặt đất. Dùng cưa, cưa thật nhanh vào gần sát đế sừng. Nhặt bỏ các chất bẩn bao quanh nhung đi, sau đó, lấy dây buộc chặt phần đầu cưa lại. Cho đầu nhung cắt vào nồi nước sôi 3-4 lần , mỗi lần 15-20 phút, đến khi có bọt ở miệng cắt và nhung có mùi lòng đỏ trứng gà luộc chín thì thôi. Thường khoảng 2-3 giờ. Sau đó phơi hoặc sấy khô. Ngày hôm sau lại làm như vậy. Sấy ở nhiệt độ 70-80oC trong vòng 2-3 giờ rồi lấy ra. Làm như vậy 2 – 3 lần cho thật khô là được (Trung Dược Đại Từ Điển).

 

Đốt cháy lông tơ, lấy mảnh thủy tinh cạo sạc rồi tẩm rượu nóng cho mềm, thái thành từng phiến, phơi khô để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Cưa lấy nhung từ chỗ cách đế nhung 3cm. Nhung cắt được cần chế biến ngay vì với máu và chất thịt để lâu có thể bị thối rữa và có giòi bọ. Đem cặp nhung ngâm vào rượu 1 đêm. Khi ngâm chú ý để chỗ cắt lên trên cho chất tốt trong nhung không ra hết vào rượu. Hôm sau, rang cát cho vừa, đổ vào 1 cái ống, ở giữa để cặp nhung (để chỗ cắt lên phía trên). Khi cát nguội lại đổ ra thay cát mới rang vào. Mỗi lần thay cát lại nhúng nhung vào rượu cho rượu thấm vào. Làm như vậy cho đến khi sừng khô. Cất đi để dùng. Hoặc chỉ tẩm rượu vào nhung rồi sấy khô. Khô rồi lại tẩm rượu và lại sấy khô cho đến khi nhung khô kiệt là được. Việc chế biến đòi hỏi khoảng 2-3 ngày. Một cặp nhung nặng 800g khi khô chỉ còn chừng 250g. Tuy nhiên khi chế biến nếu không cẩn thận nhung có thể bị nứt, máu chảy ra hết, giá trị làm thuốc sẽ giảm (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

 

 

B. Thành phần hóa học:

Trong Lộc nhung có đến 25 loại Acid Amin, Calci Phosphat, Calci Carborat, chất keo, Oestrogen, Testosteron và 26 loại nguyên tố vi lượng như Cu, Fe, Zn, Mg, Cr, Br, Coban, Kiềm… (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Pavelenco (Liên xô) lấy từ nhung các loại hươu nai ở Xiberi 1 số chất nội tiết gọi là ‘Lộc Nhung Tinh’ (Pantocrin), rồi chế thành thuốc uống hoặc tiêm mang tên Pantocrin (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Glycine, Lysine, Arginine, Aspartic acid, Glutamic acid, Proline, Alanine, Leucine (Phạm Ngọc Lâm, Trung Thảo Dược Thông Báo 1979.
Cholesteryl myristate, Cholesteryl oleate, Cholesteryl palmitate, Cholesteryl stearate, p-Hydroxybenzaldehyde, Cholesterol, Cholest-5-en-3b-ol-7-one (Hattori M và cộng sự, Sinh Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản]
Sphingomyelin, Ganglioside (Phan Lân Sĩ, Phúc Kiến Y Dược Tạp Chí.

C. Tác dụng dược lý:

Báo Y Học Liên Xô tháng 2-1954, Rexetnikova A.D giới thiệu tác dụng của Lộc nhung như sau:

Lộc nhung có tác dụng tốt đối với toàn thân, nâng cao năng lượng công tác, giúp ăn ngủ ngon, bớt mệt mỏi, làm nhanh lành các vết thương, tăng sức lợi niệu, tăng nhu động ruột và bao tử, ảnh hưởng tốt đến việc chuyển hóa các chất Protid và Glucid.

Liều lượng khác nhau của Lộc nhung có tác dụng khác nhau đối với mạch máu tim: liều cao gây hạ huyết áp, biên độ co bóp của tim tăng, tim đập nhanh, lượng huyết do tim phát ra cũng tăng lên.

Tác Dụng Đối Với Tim Mạch: Theo loại nhung của Tây bá lợi á, lấy ra chất ‘Lộc Nhung Tinh’ (pantocrinum), dùng liều cao có thể làm hạ huyết áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành của tim chuột lớn cô lập, tim co bóp mạnh hơn, nhịp tim chậm lại, làm cường tim. Trên thực nghiệm còn thấy có tác dụng phòng trị nhịp tim không đều, tăng nhanh sự hồi phục huyết áp thấp do mất máu cấp (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tác Dụng Cường Tráng: Lộc: Nhung tinh có tác dụng như kích thích tố sinh dục, làm tăng nhanh thể trọng và chiều cao của chuột bạch thí nghiệm và tử cung của chuột cái phát triển, tăng nhanh sự hồi phục của xương và làm vết thương chóng lành (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tác Dụng Chống Loét: Chất Polysacaride của Lộc nhung có tác dụng chống loét rõ đối với mô hình gây loét bằng Acid Acetic hoặc thắt môn vị (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tác Dụng Tổng Thể: Lộc nhung tinh có tác dụng cường tráng, chống mỏi mệt, nâng cao hiệu quả công tác, cải thiện giấc ngủ, kích thích tiêu hóa, cải thiện trạng thái suy dinh dưỡng và rối lọan chuyển hóa đạm, cải thiện trạng thái chuyển hóa năng lượng thấp, làm cho chuột chịu đựng tốt hơn ở môi trường nhiệt độ cao hoặc nhạt độ thấp. Nâng cao tính miễn dịch của cơ thể, làm tăng hồng cầu, huyết sắc tố và sự tăng sinh của tế bào lưới hồng cầu, tăng bạch cầu (Trung Dược Học).

D.Ăn nhung hươu có béo không

D. Tác dụng chủ trị:

Ích khí, cường khí, sinh xỉ, bất lão, Chủ lậu hạ ác huyết, hàn nhiệt kinh giản (Bản kinh).
Dưỡng cốt, an thai, uống lâu kéo dài tuổi thọ.Trị hư lao, sốt rét, gầy ốm, tay chân đau, lưng và thắt lưng đau, tiết tinh, huyết suy, bụng có bướu máu, tán sỏi đường tiểu, ung nhọt, nóng trong xương (Danh Y Biệt Lục).
Bổ cho nam giới bị lưng lạnh, chân và gối không có sức, mộng tinh, tiết tinh, phụ nữ bị băng trung lậu huyết [nướng lên uống với rượu, lúc đói] (Dược Tính Luận).
Bổ hư, tráng gân cốt, phá ứ huyết, an thai, hạ khí [nướng với dấm để dùng] (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Sinh tinh, bổ tủy, dưỡng huyết, ích dương, làm mạnh gân xương. Trị hư tổn, tai ù, mắt mờ, chóng mặt, hư lỵ… Toàn thân con hươu đều bổ dưỡng cho con người (Bản Thảo Cương Mục).
Trị trẻ nhỏ bị đậu trắng nhạt, nước đậu không vỡ, tiêu chảy, người gìa Tỳ Vị hư hàn, mệnh môn không có hỏa hoặc ăn uống thất thường (Bản Thảo Sơ Yếu).
Tráng nguyên dương, bổ khí huyết, ích tinh tủy, cường gân cốt. Trị hư lao, gầy ốm, tinh thần mê muội, chóng mặt, tai ù, mắt mờ, lưng gối đau, liệt dương, hoạt tinh, tử cung hư lạnh, băng lậu, đái hạ (Trung Dược Đại Từ Điển).

E. Đơn thuốc.

Trị tinh huyết suy kiệt, sắc mặt đen sạm, tai ù, mắt hoa, miệng khô, khát, lưng đau, gối mỏi, tiểu đục, trên táo dưới hàn: Lộc nhung, Đương quy (đều tẩy rượu). Lượng bằng nhau, tán bột. Dùng thịt Ô mai nấu thành cao, trộn thuốc bột làm hoàn. Ngày uống 8-12g lúc đói với nước cơm (Hắc Hoàn – Tế Sinh Phương).
Trị tinh huyết đều khô, doanh vệ hao tổn, sốt về chiều, tự ra mồ hôi, hồi hộp, lo sợ, chân tay mỏi, các loại hư yếu: Lộc nhung (chưng rượu), Phụ tử (bào) đều 40g. Tán bột. Chia làm 4 phần. Thêm Sinh khương 10 lát, sắc uống ấm(Nhung Phụ Thang – Thế Y Đắc Hiệu Phương).
Trị hư yếu, liệt dương, da mặt không tươi, tiểu nhiều, không muốn ăn uống: Lộc nhung 20-40g. Ngâm rượu 7 ngày, uống dần (Lộc Nhung Tửu – Phổ Tế Phương).
Trị Thận dương bất túc, tinh khí hao tổn gây nên liệt dương, di tinh, hoạt tinh, tiết tinh, lưng đau, gối mỏi, đầu váng, tai ù: Lộc nhung, Nhân sâm, Thục địa, Câu kỷ tử, Phụ tử. Làm thành hoàn, uống (Sâm Nhung Vệ Sinh Hoàn – Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
Trị phụ nữ bị băng lậu, vô sinh do dương hỏa suy: Lộc nhung 40g, Thục địa 80g, Nhục thung dung 40g, Ô tặc cốt 40g. Tán bột. Ngày uống 8-12g. (Lộc Nhung Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị phụ nữ bị băng lậu: Lộc nhung 1g, A giao, Đương quy đều 12g, Ô tặc cốt 20g, Bồ hoàng 6g. tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g với rượu ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị liệt dương, tiểu nhiều: Lộc nhung, sao rượu, tán bột. Mỗi lần uống 0,8g-1,2g với nước sắc 20g Dâm dương hoắc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị tủy hư yếu, chân tay mềm, xương mềm, trẻ nhỏ phát dục kém, châm mọc răng, chậm biết đi: Lộc nhung 1g, Ngũ gia bì, Sơn thù, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả đều 12g, Thục địa 16g, Xạ hương 0,1g. tán bột. Trộn với mật làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-12g (Địa hoàng Hoàn Gia Vị – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị tiêu chảy do Thận hư: Trương Quế Bảo dùng dung dịch Lộc Nhung Tinh tiêm bắp, mỗi ngày hoặc cách nhật tiêm liền 2 lần. Trị 16 trường hợp, có kết quả: 03, khỏi: 12, không khỏi: 01 ( Tạp Chí Trung Y Dược Cát Lâm 1985, 2:22).
Trị liệt dương: Từ Khả Phúc dùng Lộc Nhung Tinh thủy châm các huyệt Khí hải, Quan nguyên, Trung cực, Khúc cốt, Túc tam lý, mỗi huyệt 0,5ml, huyệt Mệnh môn 1ml, cách 1 ngày tiêm 1 lần. Mỗi liệu trình 15 lần (Có kết hợp uống thêm Trung dược theo biện chứng). Điều trị 42 trường hợp, có kết quả tốt (Tạp Chí Trung Y Triết Giang 1983, 11:498).
Trị rốí loạn dẫn truyền nhĩ thất: Thái Tố Nhân dùng Lộc nhung tinh tiêm bắp mỗi ngày 2ml, một liệu trình là 25-30 ngày. Trị 20 ca, có kết quả 85% (Tạp Chí Y Học Triết Giang 1988, l: 22).

3.Ăn nhung hươu có béo không

Trong nhung hươu có 20 loại axit amin và khoáng chất, bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp cơ thể ăn ngon miệng hơn, ngủ khỏe hơn tinh thần tốt hơn, thế nên ăn nhung hươu tất nhiên cơ thể sẽ béo hơn tuy nhiên béo là béo khỏe béo đẹp cơ thể được bồi bổ đủ chất  và tăng sinh lực chứ không phải là béo do ăn chất béo từ nhung mà ra vì bản chất nhung chứa rất ít lipit làm béo.

4.Tác dụng của nhung hươu với người gầy

Đối với người gầy nhung hươu có tác dụng tăng cân, việc tăng cân ở đây là do cơ thể được cung cấp đủ các loại axit amin và khoáng chất, có tác dụng bồi bổ sức khỏe vực dậy người có thể lực yếu , thế nên nếu dùng nhung hươu đúng cách các bạn hoàn toàn có thể tăng cân như ý.

5.Tham khảo thêm nhung hươu tươi hương sơn chính hiệu

Nguồn: Sưu Tầm

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

SÂM YẾN THIÊN LỘC

Công ty TNHH MTV TM Xuất Nhập Khẩu Địa Thiên Lộc

Showroom: 913 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.39852815
HOTLINE: 0976.93.97.95